Đôi nét về Bus RAM và những lưu ý về bus RAM bạn cần biết

11/11/22 - 1,871 Lượt xem

Bus của RAM là gì ? chức năng của bus RAM ra sao? Dưới đây là những thông tin thú vị được HugoTech tổng hợp từ các chuyên gia, với cách diễn giải đơn giản và chi tiết nhất.

Bus là gì?

Bus có thể được hiểu một cách đơn giản là cách kết nối dữ liệu/cách giao tiếp giữa nhiều thiết bị máy tính. Bus nghĩa là kết nối bộ xử lý máy tính với card màn hình, bộ nhớ để 2 thiết bị có thể kết nối với nhau. 

Một bus đại diện cho một con đường kết nối từ thiết bị này sang thiết bị khác, những dữ liệu được kết nối có thể di chuyển trong phạm vi máy tính. Đường dẫn bus này dùng cho việc liên lạc giữa nhiều thiết bị với nhau. 

Bus được trang bị nhiều dây dẫn được gắn trên các bo mạch chủ. Mỗi dây dẫn sẽ được trang bị một chiếc đầu nối, chúng được xếp cách nhau một khoảng cách quy định và người dùng có thể cắm những I/O board hoặc board bộ nhớ vào đó. Để bạn dễ hình dung hơn, một chiếc bus có thể chứa dữ liệu giữa CPU và hệ thống bo mạch chủ mainboard. 

Bus là gì?

Bus là gì?

Bus của RAM nghĩa là gì?

Bus của RAM – Bus RAM là dung lượng kênh truyền dẫn dữ liệu bên trong RAM, bus RAM càng lớn thì số lượng thông tin được xử lý càng nhiều. 

Bằng các dữ liệu bus RAM, ta có thể tính được tốc độ đọc dữ liệu của RAM theo giây bằng công thức Bandwidth= (Bus Speed x Bus Width) / 8.

  • Bandwidth: nghĩa là băng thông bộ nhớ, dữ liệu RAM có thể được đọc chỉ trong 1 giây (MB/s). Công thức trên sẽ giúp ta đưa ra tốc độ tối đa của băng thông nhưng trên lý thuyết thì băng thông thường khó có thể đạt được tốc độ này. 
  • Bus Speed: Bus Speed nghĩa là bus RAM, được hiểu là dữ liệu được xử lý trong một giây. 
  • Bus width: chiều rộng bộ nhớ. Hiện nay các loại RAM DDR, DD2, … đều có chiều rộng cố định là 64. 
Bus của RAM nghĩa là gì?

Bus của RAM nghĩa là gì?

Cách xem Bus trên RAM

Có 2 cách để xem bus trên RAM, đầu tiên là xem qua Task Manager: 

Bước 1: Nhấp chuột phải vào thanh Taskbar trên Window và chọn Task Manager. 

Bước 2: Chọn Performance, sau đó bấm vào mục Memory, bus RAM sẽ xuất hiện dưới dạng thông số Speed. 

  • Xem qua phần mềm CPU – Z: 

Bước 1: Tải phần mềm CPU – Z 

Bước 2: Khởi động phần mềm và chọn tab Memory. Tại tab Memory, bạn có thể thấy thông số DRAM Frequency. Nếu RAM của bạn là DDRAM thì thông số bus RAM sẽ có dạng DRAM Frequency x 2.

Cách xem bus trên RAM

Cách xem bus trên RAM

Hiện nay có những loại bus RAM nào?

Hiện nay có các loại bus RAM gồm: 

  • SDR SDRAM: PC – 66, PC – 100, PC – 133 
  • DDR SDRAM: DDR – 200,  DDR – 266, …
  • DDR2 SDRAM: DDR2 – 400, DDR2 – 533, DDR2 – 667, …
  • DDR3 SDRAM: DDR3 – 1066, DDR – 1333, DDR – 1600, …
  • DDR4 SDRAM: DDR4 – 2133, DDR4 – 2400, DDR4 – 2666, …
Hiện nay có những loại bus RAM nào?

Hiện nay có những loại bus RAM nào?

Những lưu ý về bus RAM bạn cần biết

  • Một số bộ vi xử lý và bo mạch chủ cho nhiều loại RAM khác nhau được vận hành trên cùng một hệ thống, tuy nhiên bộ điều khiển bộ nhớ đã được tích hợp để cải thiện hiệu suất bộ xử lý nên về lý thuyết điều này đã không còn khả thi. 
  • Nếu bạn muốn bus RAM lớn hơn bus Mainboard thì nên cân nhắc để PC hỗ trợ bus cao nhất trên RAM. 
  • Bộ nhớ hỗ trợ bus RAM lớn hơn bus mainboard phải cùng một công nghệ.
  • Bộ nhớ chỉ hoạt động nhanh khi bộ nhớ được hỗ trợ bởi bộ nhớ trên cùng một thiết bị. 
Những lưu ý về bus RAM bạn cần biết

Những lưu ý về bus RAM bạn cần biết

Trên đây là một số thông tin mà HugoTech có thể cung cấp về bus của RAM là gì và cách phân loại. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua: 

  • Địa chỉ trụ sở chính: 425/22 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 05, Quận 3, TP.HCM
  • ShowroomPhòng 4.09 Block B, Tòa nhà Charmington La Pointe, Số 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, TP.HCM
  • Chi nhánh: 149 QL14, Phường Tân Bình, Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước